Tour theo chủ đề

Cầm nang du lịch Cao Bằng

Cao Bằng không chỉ nổi danh và thu hút khách du lịch bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử như hang Pắc Pó hay suối Lê-nin mà còn cuốn hút bởi phong cảnh núi rừng hùng vĩ, những cung đường quyến rũ và những danh thắng tuyệt đẹp. Tham khảo những thông tin chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Cao Bằng giá rẻ và tự túc của Lữ Hành Châu Á Asiana Tours để có chuyến đi ngày cuối tuần bổ ích nhất nhé.

>> Xem thêm: Tour du lịch Cao Bằng 3 ngày 2 đêm

                        Tour du lịch Cao Bằng ở nhà sàn

                        Tour  du lịch Hà Nội - Cao Bằng giá rẻ

---------------------------------------------------------------------------------------------

Chọn mùa,thời điểm du lịch Cao Bằng

Mỗi mùa Cao Bằng lại mang một vẻ đẹp khác nhau, nhưng những người có cho biết: Cao Bằng nên đi vào tầm tháng 8 – 9, bởi thời gian này Thác Bản Giốc rất đẹp, nước to và trong xanh. Hoặc bạn cũng có thể phượt Cao Bằng vào tầm tháng 11-12 để ngắm hoa tam giác mạch và dã quỳ nở rực rỡ trên khắp các cung đường.

Bạn không nên du lịch bụi Cao Bằng vào mùa hè, bởi thời tiết rất oi bức và nắng gay gắt. Khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, ảnh hưởng đến kế hoạch trèo đèo lội suối của bạn. Hơn thế nữa, vào mùa này Thác Bản Giốc không đẹp lắm, nước tuy to nhưng lại hơi đục do thượng nguồn có mưa.

Di chuyển khi đi du lịch Cao Bằng

   – Du lịch Cao Bằng bằng xe khách:

Nếu bạn du lịch Cao Bằng bằng xe khách thì bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe đi Cao Bằng. Mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình-Cao Bằng, và cả 3 tuyến này đều chạy buổi tối, giá vé khoảng 190.000-200.000VNĐ/người/vé (tùy từng nhà xe).

Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn bắt tiếp xe lên Bản Giốc hoặc Trùng Khánh rồi thuê xe tự lái hoặc xe ôm, taxi đến Bản Giốc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng giá rẻ thì các bạn nên đi thẳng từ bến xe Cao Bằng lên Bản Giốc cho gần, chứ Trùng Khánh cách Cao Bằng 65km và Bản Giốc 20km, đi lại tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Các bạn từ Sài Gòn hoặc các tỉnh khác trong cả nước (trừ các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc) thì có thể đi xe ô-tô, tàu hỏa hoặc máy bay ra Hà Nội rồi bắt xe lên Cao Bằng như hướng dẫn ở trên.

   – Du lịch Cao Bằng bằng xe máy:

Nếu bạn phượt, du lịch bụi Cao Bằng bằng xe máy thì có 3 lộ trình cho bạn lựa chọn, tùy theo khả năng, địa điểm xuất phát và kinh phí du lịch mà bạn có thể lựa chọn lộ trình cho mình:

Lộ trình 1:
Hà Nội qua cầu Thanh Trì đi vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sau đó đi vào địa phận tỉnh Bắc Kạn rồi đi thẳng QL.3 để vào trung tâm Cao Bằng. Với lộ trình này, giao thông cao tốc Hà Nội – Cao Bằng khá thuận tiện, tuy nhiên đường khá vắng và hầu như không có quán xá hay trạm dừng chân nghỉ ngơi cho đến khi đi qua địa phận huyện Phú Lương  – Thái Nguyên.

Lộ trình 2:
Đi theo quốc lộ 3 cũ: Hà Nội – Tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kan – Cao Bằng. Đặc biệt lưu ý, khi lưu thông qua huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cần phải đi chậm và cẩn thận bởi lượng xe lưu thông ở đây khá lớn, chủ yếu là xe tải và container hạng nặng.

Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm phượt, du lịch bụi Cao Bằng tự túc thì khuyên những phượt thủ nghiệp dư hoặc các bạn lần đầu phượt không nên đi theo lộ trình này, bởi các bạn sẽ phải đi qua 5 cung đèo nguy hiểm (Đèo Giàng, Đèo Gió, Đèo Ngân Sơn, Đèo Cao Bắc, Đèo Tài Sìn Hồ), nếu không có kinh nghiệm rất dễ gặp tai nạn. Nhưng đối với các phượt thủ chuyên nghiệp thì đây lại là cung đường tuyệt vời.

Lộ trình 3:
Đi theo QL.1A về Lạng Sơn, rồi rẽ theo QL. 4 qua Đông Khê, Thất Khê đến Cao Bằng. Lộ trình này có khá nhiều đường đèo nhỏ, nguy hiểm và rất nhiều xe vận tải lớn di chuyển. Bạn nên di chuyển chậm và lưu ý những đoạn đường khúc cua.

cung đường phượt bụi cao bằng

Ở đâu khi đi du lịch Cao Bằng

Các nhà nghỉ, khách sạn ở Cao bằng tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, nhưng giá phòng lại tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 250.000VNĐ là bạn đã thuê được phòng chất lượng, tiện nghi khi du lịch Cao Bằng rồi.

Một kinh nghiệm du lịch Cao Bằng tự túc, giá rẻ là bạn nên đặt phòng khách sạn trước khi đến để tránh tình trạng hết phòng hoặc giá dịch vụ tăng cao, nhất là vào mùa cao điểm để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của bạn. Bạn có thể gọi điện trực tiếp để đặt phòng hoặc đặt trực tuyến để hưởng những ưu đãi hấp dẫn, hiện nay nếu bạn đặt phòng khách sạn sẽ tiết kiệm được 30-80% chi phí khách sạn đó.

   – Ở trung tâm Cao Bằng:

Khách sạn Đức Trung: Số 85, Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang
Khách sạn Bằng Giang: Số 2 Kim Đồng, Cao Bằng.
Khách sạn Hoàng Anh: Số 131, Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng 
Khách sạn Ánh Dương: Số 78, Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng 
Khách sạn Hoàng Long: Số 51 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng

   – Ở Trùng Khánh:

Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh
Nhà nghỉ Thiên Tài: Gần đến chợ Trùng Khánh
Nhà nghỉ Đình Văn: Bên phải chợ Trùng Khánh.
– Thác Bản Giốc: Nhà nghỉ Đình Văn 2

Ngoài những nhà nghỉ, khách sạn này thì tại các thị trấn Bảo Lạc, Phục Hòa, Tĩnh Tú đều có nhà nghỉ giá bình dân, phòng sạch sẽ, điều hoằ và điện nước đầy đủ, giá phòng dao động từ 300.000VNĐ/phòng/đêm. Tùy bạn lựa chọn.

Những địa điêm tham quan khi du lịch Cao Bằng

   - Thác Bản Giốc

thác bản giốc

Cách trung tâm huyện lị Trùng Khánh khoảng 20km về phía đông bắc là Thác Bản Giốc, là biên giới tự nhiên của Việt Nam và Trung Quốc. Với độ rộng khoảng 208m và chiều cao khoản 60 – 70m thì Thác Bản Giốc được xếp vào thác nằm trên đường biên giới lớn thứ tư thế giới.

Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Sau dòng thác là dòng sông Quây Sơn nước trong xanh. Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Bên kia sông là nước láng giềng Trung Quốc. 

   - Động Ngườm Ngao

Cách thác Bản Giốc 3km là động Ngườm Ngao với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, mang đậm màu sắc huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông rủ, tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích sự tò mò nơi du khách. Khung cảnh rất sinh động, kỳ thú khiến ta phải thán phục.
Trong lòng hang động Ngườm Ngao còn có một dòng suối ngầm chảy qua, tuy nhiên khu vực này khá nguy hiểm, du khách không nên tới gần nếu không có hướng dẫn viên đi kèm.

   - Suối Lê Nin, hàng Pắc Bó

Suối Lê-nin, hang Pắc Bó là di tích lịch sử nổi tiếng, nơi Bác Hồ chọn là nơi làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Suối Lê-nin, hang Pắc Bó là 2 địa danh đã rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam từ thủa còn cắp sách tới trường.

Nơi đây cũng là một thắng cảnh đẹp với núi non xanh tươi, sống suối mát lành, sơn thủy hữu tình. Nằm giữa rừng già, khu di tích có một bầu không khí mát mẻ, lộng gió, luôn luôn thơm ngát hoa rừng.

   - Hồ Thang Hen

hồ thang hẹn cao bằng

Hồ Thang Hen là nơi có phong cảnh đẹp và thơ mộng nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Hồ trong xanh, trải dài ngút tầm mắt. Lòng hồ nằm trọn trong khu rừng già nguyên sinh, trên bờ là dãy cây cổ thụ cao, đổ mình in bóng xuống mặt nước. Vào những ngày nóng bức, không khí ở đây vẫn mát lạnh. Để khám phá lòng hồ, du khách có thể thuê thuyền để dạo chơi theo dòng nước.

Ngoài ra, còn rất nhiều địa danh khác ở Cao Bằng không nên bỏ qua như: thành Bạch MãNghiêu Sơn Lĩnhkhu di tích Kim Đồng…

Đặc Sản khi du lịch Cao Bằng

   - Rau dạ hến

Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.

  - Vịt quay 7 vị

Tỉnh Cao Bằng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.

Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

   - Bánh trứng kiến

Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

   - Hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò, thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.

Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có "cơ may" mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.

   - Xôi trám Cao Bằng

Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.
Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.

Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).

   - Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.

Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.

Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.